Admin
2023-10-12T21:51:03-04:00
2023-10-12T21:51:03-04:00
https://atagroupvn.com/news/tin-tuc/lai-tiet-kiem-giam-sau-tien-van-do-vao-ngan-hang-253.html
https://atagroupvn.com/uploads/news/2023_10/dong-tien-nhan-roi-van-tim-den-tiet-kiemngoc-thang-online-1697129218617991597638.jpg
ATA Group - Là tổ chức phát triển bất động sản uy tín tại Việt Nam
https://atagroupvn.com/uploads/logo.png
Lãi tiết kiệm giảm sâu, tiền vẫn đổ vào ngân hàng
- ATA Marcom
- Thứ năm - 12/10/2023 21:38
Hiện nay các ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm, xuống thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây. Bất chấp điều này, dòng tiền vẫn tìm đến các nhà băng khiến những kênh huy động vốn khác thêm khó khăn.
Người dân vẫn ùn ùn gửi tiết kiệm
Sau Vietcombank giảm lãi suất (LS) huy động tiền đồng, các ngân hàng (NH) thương mại quốc doanh còn lại cũng vừa điều chỉnh LS huy động xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. BIDV, Vietinbank, Agribank vừa giảm LS khoảng 0,2%/năm, đưa LS huy động kỳ hạn 1 - 2 tháng còn 3%/năm, 3 - 5 tháng còn 3,3%/năm, 6 - 9 tháng còn 4,3%/năm, 12 tháng trở lên 5,3%/năm…
Các NH khác cũng tương tự. Đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, LS trần mà NH Nhà nước (NHNN) quy định là 4,75%/năm nhưng nhiều NH đã giảm xuống sâu hơn. Chẳng hạn, Techcombank huy động LS kỳ hạn dưới 6 tháng từ 3,4 - 3,7%/năm; từ 6 - 8 tháng là 5,1%/năm; 12 tháng trở lên là 5,5%/năm. Tính đến đầu tháng 10 có hơn 10 nhà băng đã giảm LS huy động xuống mức thấp. Các kỳ hạn dưới 12 tháng dao động từ mức 3,3 - 6,4%/năm; từ 12 tháng trở lên từ 5,5 - 6,5%/năm. Mức LS cao nhất trên thị trường rơi vào khoảng 6,7%/năm ở những kỳ hạn dài 24 tháng. Như vậy, so với đầu năm nay, LS của các nhà băng đã giảm từ 3 - 5%/năm.
LS huy động thấp đến mức người gửi tiền ngỡ ngàng. Anh T.K.H (Q.4, TP.HCM) vừa đáo hạn sổ tiết kiệm gần 700 triệu đồng tại NH SCB với LS 9,5% gửi hơn 1 năm trước. "Tôi mang qua VCB gửi, LS là 5,4%/năm. Mới có 1 năm mà LS tiết kiệm giảm gần một nửa rồi, giảm nhanh thật", anh H. cảm thán.
Đáng nói, dù LS tiết kiệm xuống thấp nhưng lượng tiền gửi của người dân vào nhà băng vẫn không ngừng tăng lên. Chị Thanh Hiền (Q.10, TP.HCM) cho biết có sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng gửi NH cách đây 6 tháng với LS 8,7%/năm, nay đáo hạn, nhân viên NH báo LS xuống còn 5,75%/năm. Như vậy, trước đây gửi 6 tháng chị nhận được tiền lãi là 43,5 triệu đồng, bây giờ chị gửi sẽ chỉ nhận được 28,75 triệu đồng. "Lãi giảm đi nhiều nhưng giờ chưa biết phải đầu tư vào đâu nên tạm thời gửi tiết kiệm", chị Hiền nói.
Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến tháng 7, lượng tiền gửi từ khu vực dân cư tiếp tục tăng lên 8,93%, đạt 6,389 triệu tỉ đồng, tăng 7.000 tỉ đồng so với tháng trước đó nhưng tăng đến 524.000 tỉ đồng so với cuối năm 2022. Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại có xu hướng sụt giảm trở lại trong tháng 7 sau khi tăng khá mạnh ở tháng 6. 74.000 tỉ đồng tiền từ tổ chức kinh tế đã được rút ra trong tháng 7, lượng tiền còn lại 5,909 triệu tỉ đồng, giảm 0,74% so với cuối năm 2022. Báo cáo từ Công ty chứng khoán Mirae Asset, tăng trưởng tiền gửi phục hồi mạnh mẽ kể từ tháng 6, với mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2023 là 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái (cao hơn tăng trưởng tín dụng).
LS trên thị trường liên NH những ngày gần đây đã tăng trở lại từ 0,3 - 0,5%/năm so với đầu tháng 10. LS bình quân liên NH ngày 9.10 kỳ hạn qua đêm lên 0,95%/năm, 1 tuần lên 1,21%/năm, 2 tuần lên 1,45%/năm, 1 tháng lên 1,83%/năm, 3 tháng lên 3,5%/năm, 6 tháng là 4,88%/năm… Hoạt động hút tiền "rẻ" trên thị trường mở của NHNN vẫn diễn ra liên tục trong 2 tuần trở lại đây với số lượng hơn 125.000 tỉ đồng đã khiến LS liên NH tăng nhẹ trở lại. Ngày 11.10, nhà điều hành đã hút về thêm 10.000 tỉ đồng, kỳ hạn 28 ngày với LS giảm 0,68%/năm.
Dòng tiền rẻ chờ tín hiệu khởi sắc
Lý giải LS tiết kiệm vẫn đổ vào NH, ông Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn tài chính Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng tâm lý người có tiền hiện nay vẫn đang khá thận trọng nên dòng tiền chưa biết đổ vào đâu. Các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản… vẫn còn bấp bênh chưa có điểm sáng. Một số bất động sản có giá thấp hơn trước đây nhưng người mua lúc này có thể không muốn vay vốn từ NH phụ thêm với số tiền đang có. Vàng thì tăng giảm thất thường trong suốt thời gian qua nên cũng khiến người mua ái ngại. Vì thế, dòng tiền hiện nay đang nằm chờ đợi tìm kiếm cơ hội đầu tư là chính.
Trong khi đó, bối cảnh bên ngoài hiện nay thay đổi nhanh chóng khiến tâm lý thị trường cũng có những dao động nhất định. Mới đây, cuộc xung đột tại Trung Đông khiến thị trường lo ngại giá dầu tăng cao, kéo theo lạm phát gia tăng. Các nước lại tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu… Điều này sẽ tác động phần nào đến việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) trong nước. Theo ông Huân, một điểm sáng là tiền gửi tổ chức kinh tế tháng 7 sụt giảm, có thể DN nhập hàng sản xuất kinh doanh trở lại nên lượng tiền này vơi đi.
Hơn nữa, theo ông Huân, mặt bằng LS tiết kiệm hiện nay ở mức thấp khi tín dụng tăng chậm, các NH dư thừa tiền, giảm LS cho vay nhưng vẫn ì ạch đẩy vốn. Dữ liệu NHNN cho thấy tính đến 29.9, tăng trưởng tín dụng của ngành NH tăng 6,92% so với cuối năm 2022, trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao.
Ông Nguyễn Hữu Huân nhận định sở dĩ tăng trưởng tín dụng chậm do DN có nhu cầu vay nhưng không vay được, có DN lại không muốn vay trước những tâm lý e ngại trên. Cá nhân vay vốn giai đoạn này để đầu tư lại rất ngại trước những viễn cảnh phía trước, nhất là thất nghiệp và giảm lương. Muốn đẩy vốn vay cần phải tăng tổng cầu. Nhưng các chính sách hiện nay đang hỗ trợ cung là chính mà chưa hỗ trợ cầu.
"Cần có giải pháp đột phá như giảm thuế giá trị gia tăng mạnh hơn mức 2%, có thể miễn toàn bộ số thuế trong khoảng thời gian nhất định. Đồng thời giảm thuế thu nhập cá nhân sớm, dân có tiền thì mới có thể chi tiêu trở lại. Nếu thực hiện 2 biện pháp này, nguồn ngân sách sẽ giảm thu nhưng có thể dùng vốn đầu tư công hiện nay chưa giải ngân được điều tiết qua. Thông thường, vốn đầu tư công sẽ mất nhiều thời gian nên khi áp dụng các giải pháp trên sẽ phần nào kích cầu nội địa. Một số nước như Mỹ, Thái Lan… dùng biện pháp kích cầu nội địa bằng cách cấp tiền cho người dân chi tiêu khi thấy nền kinh tế có những dấu hiệu suy thoái", ông Huân nói.
Theo nhận định của ông Huân, tăng trưởng tín dụng vào quý 4 sẽ tăng tốc so với những tháng trước đó khi mặt bằng LS huy động và cho vay đồng loạt giảm, nhưng khả năng đạt được kế hoạch đề ra 14% là rất khó. Mặt bằng LS huy động và cho vay sẽ duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế.
Người dân vẫn ùn ùn gửi tiết kiệm
Sau Vietcombank giảm lãi suất (LS) huy động tiền đồng, các ngân hàng (NH) thương mại quốc doanh còn lại cũng vừa điều chỉnh LS huy động xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây. BIDV, Vietinbank, Agribank vừa giảm LS khoảng 0,2%/năm, đưa LS huy động kỳ hạn 1 - 2 tháng còn 3%/năm, 3 - 5 tháng còn 3,3%/năm, 6 - 9 tháng còn 4,3%/năm, 12 tháng trở lên 5,3%/năm…
Các NH khác cũng tương tự. Đối với kỳ hạn dưới 6 tháng, LS trần mà NH Nhà nước (NHNN) quy định là 4,75%/năm nhưng nhiều NH đã giảm xuống sâu hơn. Chẳng hạn, Techcombank huy động LS kỳ hạn dưới 6 tháng từ 3,4 - 3,7%/năm; từ 6 - 8 tháng là 5,1%/năm; 12 tháng trở lên là 5,5%/năm. Tính đến đầu tháng 10 có hơn 10 nhà băng đã giảm LS huy động xuống mức thấp. Các kỳ hạn dưới 12 tháng dao động từ mức 3,3 - 6,4%/năm; từ 12 tháng trở lên từ 5,5 - 6,5%/năm. Mức LS cao nhất trên thị trường rơi vào khoảng 6,7%/năm ở những kỳ hạn dài 24 tháng. Như vậy, so với đầu năm nay, LS của các nhà băng đã giảm từ 3 - 5%/năm.
LS huy động thấp đến mức người gửi tiền ngỡ ngàng. Anh T.K.H (Q.4, TP.HCM) vừa đáo hạn sổ tiết kiệm gần 700 triệu đồng tại NH SCB với LS 9,5% gửi hơn 1 năm trước. "Tôi mang qua VCB gửi, LS là 5,4%/năm. Mới có 1 năm mà LS tiết kiệm giảm gần một nửa rồi, giảm nhanh thật", anh H. cảm thán.
Đáng nói, dù LS tiết kiệm xuống thấp nhưng lượng tiền gửi của người dân vào nhà băng vẫn không ngừng tăng lên. Chị Thanh Hiền (Q.10, TP.HCM) cho biết có sổ tiết kiệm 1 tỉ đồng gửi NH cách đây 6 tháng với LS 8,7%/năm, nay đáo hạn, nhân viên NH báo LS xuống còn 5,75%/năm. Như vậy, trước đây gửi 6 tháng chị nhận được tiền lãi là 43,5 triệu đồng, bây giờ chị gửi sẽ chỉ nhận được 28,75 triệu đồng. "Lãi giảm đi nhiều nhưng giờ chưa biết phải đầu tư vào đâu nên tạm thời gửi tiết kiệm", chị Hiền nói.
LS trên thị trường liên NH những ngày gần đây đã tăng trở lại từ 0,3 - 0,5%/năm so với đầu tháng 10. LS bình quân liên NH ngày 9.10 kỳ hạn qua đêm lên 0,95%/năm, 1 tuần lên 1,21%/năm, 2 tuần lên 1,45%/năm, 1 tháng lên 1,83%/năm, 3 tháng lên 3,5%/năm, 6 tháng là 4,88%/năm… Hoạt động hút tiền "rẻ" trên thị trường mở của NHNN vẫn diễn ra liên tục trong 2 tuần trở lại đây với số lượng hơn 125.000 tỉ đồng đã khiến LS liên NH tăng nhẹ trở lại. Ngày 11.10, nhà điều hành đã hút về thêm 10.000 tỉ đồng, kỳ hạn 28 ngày với LS giảm 0,68%/năm.
Dòng tiền rẻ chờ tín hiệu khởi sắc
Lý giải LS tiết kiệm vẫn đổ vào NH, ông Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn tài chính Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho rằng tâm lý người có tiền hiện nay vẫn đang khá thận trọng nên dòng tiền chưa biết đổ vào đâu. Các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản… vẫn còn bấp bênh chưa có điểm sáng. Một số bất động sản có giá thấp hơn trước đây nhưng người mua lúc này có thể không muốn vay vốn từ NH phụ thêm với số tiền đang có. Vàng thì tăng giảm thất thường trong suốt thời gian qua nên cũng khiến người mua ái ngại. Vì thế, dòng tiền hiện nay đang nằm chờ đợi tìm kiếm cơ hội đầu tư là chính.
Trong khi đó, bối cảnh bên ngoài hiện nay thay đổi nhanh chóng khiến tâm lý thị trường cũng có những dao động nhất định. Mới đây, cuộc xung đột tại Trung Đông khiến thị trường lo ngại giá dầu tăng cao, kéo theo lạm phát gia tăng. Các nước lại tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng trong chi tiêu… Điều này sẽ tác động phần nào đến việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) trong nước. Theo ông Huân, một điểm sáng là tiền gửi tổ chức kinh tế tháng 7 sụt giảm, có thể DN nhập hàng sản xuất kinh doanh trở lại nên lượng tiền này vơi đi.
Hơn nữa, theo ông Huân, mặt bằng LS tiết kiệm hiện nay ở mức thấp khi tín dụng tăng chậm, các NH dư thừa tiền, giảm LS cho vay nhưng vẫn ì ạch đẩy vốn. Dữ liệu NHNN cho thấy tính đến 29.9, tăng trưởng tín dụng của ngành NH tăng 6,92% so với cuối năm 2022, trong đó tín dụng đối với một số lĩnh vực ưu tiên tăng trưởng cao.
Ông Nguyễn Hữu Huân nhận định sở dĩ tăng trưởng tín dụng chậm do DN có nhu cầu vay nhưng không vay được, có DN lại không muốn vay trước những tâm lý e ngại trên. Cá nhân vay vốn giai đoạn này để đầu tư lại rất ngại trước những viễn cảnh phía trước, nhất là thất nghiệp và giảm lương. Muốn đẩy vốn vay cần phải tăng tổng cầu. Nhưng các chính sách hiện nay đang hỗ trợ cung là chính mà chưa hỗ trợ cầu.
"Cần có giải pháp đột phá như giảm thuế giá trị gia tăng mạnh hơn mức 2%, có thể miễn toàn bộ số thuế trong khoảng thời gian nhất định. Đồng thời giảm thuế thu nhập cá nhân sớm, dân có tiền thì mới có thể chi tiêu trở lại. Nếu thực hiện 2 biện pháp này, nguồn ngân sách sẽ giảm thu nhưng có thể dùng vốn đầu tư công hiện nay chưa giải ngân được điều tiết qua. Thông thường, vốn đầu tư công sẽ mất nhiều thời gian nên khi áp dụng các giải pháp trên sẽ phần nào kích cầu nội địa. Một số nước như Mỹ, Thái Lan… dùng biện pháp kích cầu nội địa bằng cách cấp tiền cho người dân chi tiêu khi thấy nền kinh tế có những dấu hiệu suy thoái", ông Huân nói.
Theo nhận định của ông Huân, tăng trưởng tín dụng vào quý 4 sẽ tăng tốc so với những tháng trước đó khi mặt bằng LS huy động và cho vay đồng loạt giảm, nhưng khả năng đạt được kế hoạch đề ra 14% là rất khó. Mặt bằng LS huy động và cho vay sẽ duy trì ở mức thấp để hỗ trợ nền kinh tế.