Admin
2023-09-17T21:42:27-04:00
2023-09-17T21:42:27-04:00
https://atagroupvn.com/news/tin-tuc/chinh-phu-nghiem-tuc-nghien-cuu-tiep-thu-hoan-thien-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi-215.html
https://atagroupvn.com/uploads/news/2023_09/pttg-tran-hong-ha-16837928512241002019129.jpg
ATA Group - Là tổ chức phát triển bất động sản uy tín tại Việt Nam
https://atagroupvn.com/uploads/logo.png
Chính phủ nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
- ATA Marcom
- Chủ nhật - 17/09/2023 21:39
Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất và hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Chính phủ đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội.
Các ý kiến đóng góp thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm
Chiều 11/5 tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình về dự án Luật này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự luật đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất và hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Quá trình lấy ý kiến, Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các giai tầng trong xã hội; thu hút được sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thực sự là sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước. Các ý kiến tham gia của nhân dân đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm.
Hiện đã có hơn 12.107.450 lượt ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các nội dung được nhân dân quan tâm góp ý tập trung vào: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với 1.227.238 lượt ý kiến; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với 1.064.464 lượt ý kiến; tài chính đất đai, giá đất với 1.035.394 lượt ý kiến; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với 1.008.494 lượt ý kiến.
"Việc tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân để hoàn thiện dự án Luật được Chính phủ thực hiện ngay trong quá trình lấy ý kiến. Chính phủ trân trọng cảm ơn Quốc hội đã chủ động hỗ trợ, phối hợp từ sớm, từ xa trong quá trình tổng kết, xây dựng dự án Luật cũng như quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân. Chính phủ đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu và cho biết, hiện dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân.
Rà soát, hoàn thiện các khái niệm, bảo đảm cách hiểu thống nhất
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã báo cáo những nội dung cụ thể của dự án Luật.
Theo đó, về các quy định chung (Chương I), dự thảo Luật đã được rà soát, hoàn thiện các khái niệm tại Điều 3 rõ ràng, dễ hiểu, phổ quát cho các vùng miền; bổ sung giải thích một số cụm từ được sử dụng nhiều lần trong dự thảo Luật để bảo đảm cách hiểu thống nhất.
Bổ sung việc áp dụng một số trường hợp theo pháp luật chuyên ngành tại Điều 4 như: Trình tự, thủ tục chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án có sử dụng đất; việc xác lập, thực hiện hợp đồng, giao dịch dân sự đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Rà soát, hoàn thiện Điều 12 tách các khoản riêng về các hành vi bị nghiêm cấm của cơ quan quản lý nhà nước và của người sử dụng đất; bổ sung một số hành vi nghiêm cấm đối với cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của mình.
Về quyền, trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai (Chương II), dự thảo Luật đã điều chỉnh quy định Điều 17 theo hướng Thủ tướng Chính phủ ban hành khung Chính sách về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trên cơ sở đó UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Sửa đổi quy định tại Điều 20 để đảm bảo vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bổ sung quy định tại Điều 23 tăng cường trách nhiệm của UBND cấp xã (chính quyền cơ sở trực tiếp quản lý đất đai, gần dân nhất, nắm bắt được nguyện vọng, nhu cầu của người sử dụng đất) trong nhiệm vụ quản lý đất chưa sử dụng; xác nhận quyền của người sử dụng đất; tham gia vào quá trình lập, điều chỉnh, công bố, công khai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tham gia vào quá trình lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tham gia là thành viên Hội đồng định giá đất cụ thể; phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; tham gia hòa giải tranh chấp đất đai…
Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Chương III), dự thảo Luật đã bổ sung tại Điều 32 quy định người sử dụng đất đang được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và tiền thuê đất đã nộp được khấu trừ vào tiền thuê đất hàng năm phải nộp.
Bổ sung quy định đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có nhu cầu sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích được giao để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ thì được lựa chọn chuyển sang hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với phần diện tích đó.
Đồng thời, quy định cụ thể về điều kiện mua bán tài sản gắn với đất và chuyển nhượng quyền thuê trong hợp đồng thuê đất hằng năm tại Điều 47 để ngăn ngừa việc lợi dụng đầu cơ trục lợi.
Rà soát các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quy định tại Điều 53 nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng chính sách để huy động vốn vượt quá giá trị dự án, tạo rủi ro, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống tín dụng và các hậu quả xã hội khác; đảm bảo sự thống nhất đồng bộ với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…
Làm rõ hơn các trường hợp thu hồi đất
Về thu hồi, trưng dụng đất (Chương VI), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh đây là nội dung nhận được nhiều ý kiến của nhân dân.
Tiếp thu các ý kiến góp ý, dự thảo Luật đã sửa đổi toàn bộ nội dung của Điều 75 theo hướng Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.
Quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất đối với các loại công trình công cộng từng lĩnh vực; thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp và một số trường hợp thật cần thiết khác. Đồng thời, rà soát làm rõ hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh tại Điều 74; các trường hợp thu hồi đất do vi phạm để phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, các luật về thuế, làm rõ hành vi của cơ quan quản lý hoặc của người vi phạm tại Điều 77.
Dự thảo Luật đã bổ sung quy định phân cấp thẩm quyền thu hồi đất cho UBND cấp huyện không phân biệt người sử dụng đất là tổ chức hay cá nhân trừ trường hợp thu hồi đất quốc phòng, an ninh.
UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất quốc phòng, an ninh sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Trường hợp không thống nhất ý kiến, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Việc quy định như dự thảo Luật nhằm đảm bảo thống nhất với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nâng cao trách nhiệm địa phương, giảm thủ tục hành chính và có cơ chế giải quyết các trường hợp đặc thù khi chưa có sự đồng thuận hoặc có vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Chương VII) cũng là nội dung quan trọng nhận được nhiều ý kiến góp ý của nhân dân. Cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu quy định cụ thể, luật hóa một số quy định trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai hiện hành đã được thực tế chứng minh là phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất thu hồi, tạo sự đồng thuận, giảm khiếu kiện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong tổ chức thực thi.
Làm rõ nguyên tắc, phương pháp, căn cứ định giá đất
Về giá đất (Chương XI), dự thảo Luật đã làm rõ nguyên tắc định giá đất, giá đất thị trường, căn cứ định giá đất, thông tin đầu vào để xác định giá đất, các phương pháp định giá đất. Bổ sung quy định về tư vấn thẩm định giá đất.
Theo đó, việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc: Phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tính độc lập trong các khâu xác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất.
Thông tin đầu vào để xác định giá đất theo các phương pháp phải đảm bảo: giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đã được công chứng, chứng thực; giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; đối với trường hợp chưa có thông tin giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai thì thu thập thông tin giá đất qua điều tra, khảo sát, thông tin về doanh thu, chi phí, thu nhập từ việc sử dụng đất theo thị trường.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định các nguồn thu ngân sách từ đất đai và quy định việc điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa trung ương và địa phương thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; rà soát, bổ sung các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quy định người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quy định chi tiết thời điểm xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với từng trường hợp;…
Về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Chương X), dự thảo Luật đã được tiếp thu theo hướng luật hóa các loại giấy tờ và bổ sung quy định cho phép UBND cấp tỉnh quy định các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 cho phù hợp với thực tiễn của địa phương tại Điều 133 của dự thảo Luật. Quy định mở rộng thêm thời hạn về thời điểm sử dụng đất để xem xét cấp giấy chứng nhận, giải quyết các tồn tại, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nhưng không hợp pháp hóa các sai phạm trong việc sử dụng đất. Bổ sung quy định xử lý đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền mà hộ gia đình, cá nhân đã nộp tiền để được sử dụng đất để đảm quyền lợi của người dân...
Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các dự luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, quá trình lấy ý kiến nhân dân có một số vấn đề lớn mà nhân dân, các nhà quản lý, nhà khoa học kiến nghị hoặc phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa được đề cập đến trong Nghị quyết 18-NQ/TW, Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, làm rõ căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn; trên cơ sở đó, Ban Cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương trước khi đưa vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đối với các dự án luật đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Luật Giá, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Luật Công chứng, Luật Các tổ chức tín dụng,…), Chính phủ kiến nghị Quốc hội chỉ đạo các cơ quan thẩm tra các dự án Luật này phối hợp với Ủy ban Kinh tế - cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) rà soát, thống nhất quy định với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Đối với các luật chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến Luật Đất đai.
Nguồn tin: baochinhphu.vn
Các ý kiến đóng góp thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm
Chiều 11/5 tại phiên họp thứ 23, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Trình bày Tờ trình về dự án Luật này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự luật đã được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, bảo đảm thực chất và hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Quá trình lấy ý kiến, Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, các giai tầng trong xã hội; thu hút được sự quan tâm đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thực sự là sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước. Các ý kiến tham gia của nhân dân đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm.
Hiện đã có hơn 12.107.450 lượt ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Các nội dung được nhân dân quan tâm góp ý tập trung vào: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với 1.227.238 lượt ý kiến; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với 1.064.464 lượt ý kiến; tài chính đất đai, giá đất với 1.035.394 lượt ý kiến; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với 1.008.494 lượt ý kiến.
"Việc tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân để hoàn thiện dự án Luật được Chính phủ thực hiện ngay trong quá trình lấy ý kiến. Chính phủ trân trọng cảm ơn Quốc hội đã chủ động hỗ trợ, phối hợp từ sớm, từ xa trong quá trình tổng kết, xây dựng dự án Luật cũng như quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân. Chính phủ đã nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu và cho biết, hiện dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo Luật lấy ý kiến nhân dân.
Rà soát, hoàn thiện các khái niệm, bảo đảm cách hiểu thống nhất
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã báo cáo những nội dung cụ thể của dự án Luật.
Theo đó, về các quy định chung (Chương I), dự thảo Luật đã được rà soát, hoàn thiện các khái niệm tại Điều 3 rõ ràng, dễ hiểu, phổ quát cho các vùng miền; bổ sung giải thích một số cụm từ được sử dụng nhiều lần trong dự thảo Luật để bảo đảm cách hiểu thống nhất.
Bổ sung việc áp dụng một số trường hợp theo pháp luật chuyên ngành tại Điều 4 như: Trình tự, thủ tục chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án có sử dụng đất; việc xác lập, thực hiện hợp đồng, giao dịch dân sự đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Rà soát, hoàn thiện Điều 12 tách các khoản riêng về các hành vi bị nghiêm cấm của cơ quan quản lý nhà nước và của người sử dụng đất; bổ sung một số hành vi nghiêm cấm đối với cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền khi thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của mình.
Về quyền, trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai (Chương II), dự thảo Luật đã điều chỉnh quy định Điều 17 theo hướng Thủ tướng Chính phủ ban hành khung Chính sách về hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trên cơ sở đó UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Sửa đổi quy định tại Điều 20 để đảm bảo vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bổ sung quy định tại Điều 23 tăng cường trách nhiệm của UBND cấp xã (chính quyền cơ sở trực tiếp quản lý đất đai, gần dân nhất, nắm bắt được nguyện vọng, nhu cầu của người sử dụng đất) trong nhiệm vụ quản lý đất chưa sử dụng; xác nhận quyền của người sử dụng đất; tham gia vào quá trình lập, điều chỉnh, công bố, công khai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tham gia vào quá trình lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; tham gia là thành viên Hội đồng định giá đất cụ thể; phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; tham gia hòa giải tranh chấp đất đai…
Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (Chương III), dự thảo Luật đã bổ sung tại Điều 32 quy định người sử dụng đất đang được Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê được lựa chọn chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và tiền thuê đất đã nộp được khấu trừ vào tiền thuê đất hàng năm phải nộp.
Bổ sung quy định đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có nhu cầu sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích được giao để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ thì được lựa chọn chuyển sang hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với phần diện tích đó.
Đồng thời, quy định cụ thể về điều kiện mua bán tài sản gắn với đất và chuyển nhượng quyền thuê trong hợp đồng thuê đất hằng năm tại Điều 47 để ngăn ngừa việc lợi dụng đầu cơ trục lợi.
Rà soát các điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quy định tại Điều 53 nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng chính sách để huy động vốn vượt quá giá trị dự án, tạo rủi ro, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống tín dụng và các hậu quả xã hội khác; đảm bảo sự thống nhất đồng bộ với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…
Làm rõ hơn các trường hợp thu hồi đất
Về thu hồi, trưng dụng đất (Chương VI), Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nhấn mạnh đây là nội dung nhận được nhiều ý kiến của nhân dân.
Tiếp thu các ý kiến góp ý, dự thảo Luật đã sửa đổi toàn bộ nội dung của Điều 75 theo hướng Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và bảo tồn di sản văn hóa.
Quy định cụ thể các trường hợp thu hồi đất đối với các loại công trình công cộng từng lĩnh vực; thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp và một số trường hợp thật cần thiết khác. Đồng thời, rà soát làm rõ hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh tại Điều 74; các trường hợp thu hồi đất do vi phạm để phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan như Luật Đầu tư, các luật về thuế, làm rõ hành vi của cơ quan quản lý hoặc của người vi phạm tại Điều 77.
Dự thảo Luật đã bổ sung quy định phân cấp thẩm quyền thu hồi đất cho UBND cấp huyện không phân biệt người sử dụng đất là tổ chức hay cá nhân trừ trường hợp thu hồi đất quốc phòng, an ninh.
UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất quốc phòng, an ninh sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Trường hợp không thống nhất ý kiến, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Việc quy định như dự thảo Luật nhằm đảm bảo thống nhất với Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nâng cao trách nhiệm địa phương, giảm thủ tục hành chính và có cơ chế giải quyết các trường hợp đặc thù khi chưa có sự đồng thuận hoặc có vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (Chương VII) cũng là nội dung quan trọng nhận được nhiều ý kiến góp ý của nhân dân. Cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu quy định cụ thể, luật hóa một số quy định trong các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai hiện hành đã được thực tế chứng minh là phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất thu hồi, tạo sự đồng thuận, giảm khiếu kiện; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong tổ chức thực thi.
Làm rõ nguyên tắc, phương pháp, căn cứ định giá đất
Về giá đất (Chương XI), dự thảo Luật đã làm rõ nguyên tắc định giá đất, giá đất thị trường, căn cứ định giá đất, thông tin đầu vào để xác định giá đất, các phương pháp định giá đất. Bổ sung quy định về tư vấn thẩm định giá đất.
Theo đó, việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc: Phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường; tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tính độc lập trong các khâu xác định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất.
Thông tin đầu vào để xác định giá đất theo các phương pháp phải đảm bảo: giá đất được ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đã được công chứng, chứng thực; giá đất trúng đấu giá quyền sử dụng đất mà không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, giao dịch có quan hệ huyết thống hoặc có những ưu đãi khác được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; đối với trường hợp chưa có thông tin giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai thì thu thập thông tin giá đất qua điều tra, khảo sát, thông tin về doanh thu, chi phí, thu nhập từ việc sử dụng đất theo thị trường.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định các nguồn thu ngân sách từ đất đai và quy định việc điều tiết nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa trung ương và địa phương thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; rà soát, bổ sung các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quy định người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất không phải thực hiện thủ tục đề nghị miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; quy định chi tiết thời điểm xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với từng trường hợp;…
Về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Chương X), dự thảo Luật đã được tiếp thu theo hướng luật hóa các loại giấy tờ và bổ sung quy định cho phép UBND cấp tỉnh quy định các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 cho phù hợp với thực tiễn của địa phương tại Điều 133 của dự thảo Luật. Quy định mở rộng thêm thời hạn về thời điểm sử dụng đất để xem xét cấp giấy chứng nhận, giải quyết các tồn tại, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân nhưng không hợp pháp hóa các sai phạm trong việc sử dụng đất. Bổ sung quy định xử lý đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền mà hộ gia đình, cá nhân đã nộp tiền để được sử dụng đất để đảm quyền lợi của người dân...
Tiếp tục nghiên cứu, rà soát các dự luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, quá trình lấy ý kiến nhân dân có một số vấn đề lớn mà nhân dân, các nhà quản lý, nhà khoa học kiến nghị hoặc phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa được đề cập đến trong Nghị quyết 18-NQ/TW, Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động, làm rõ căn cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn; trên cơ sở đó, Ban Cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương trước khi đưa vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Đối với các dự án luật đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Luật Giá, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Luật Công chứng, Luật Các tổ chức tín dụng,…), Chính phủ kiến nghị Quốc hội chỉ đạo các cơ quan thẩm tra các dự án Luật này phối hợp với Ủy ban Kinh tế - cơ quan chủ trì thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) rà soát, thống nhất quy định với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Đối với các luật chưa có trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến Luật Đất đai.
Nguồn tin: baochinhphu.vn