Admin
2023-11-14T20:33:48-05:00
2023-11-14T20:33:48-05:00
https://atagroupvn.com/news/thi-truong/doanh-nghiep-bat-dong-san-keu-lai-suat-cao-ngan-hang-noi-gi-298.html
https://atagroupvn.com/uploads/news/2023_11/cac-doanh-nghiep-bat-dong-san-cho-rang-ngoai-van-de-phap-ly-la-rao-can-lon-nhat-thi-lai-suat-vay-hien-nay-cung-dang-cao.jpg
ATA Group - Là tổ chức phát triển bất động sản uy tín tại Việt Nam
https://atagroupvn.com/uploads/logo.png
Doanh nghiệp bất động sản kêu lãi suất cao, ngân hàng nói gì?
- ATA Marcom
- Thứ ba - 14/11/2023 20:10
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấu nguồn vốn giá cao thì phải cho vay lãi suất cao.
Thủ tục bào mòn sức khỏe của doanh nghiệp
Tại hội nghị trực tuyến về việc triển khai công điện của Thủ tướng Chính phủ để gỡ khó cho thị trường bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như: Hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế.
Trong khi đó, nhu cầu của thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh. Về phía doanh nghiệp, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như: vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà…
Đại diện Công ty CP Đầu tư BĐS Toàn cầu (GP.INVEST), ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.INVEST cho biết, vướng mắc của doanh nghiệp hơn 70% là về thủ tục pháp lý. Nhiều vướng mắc rất cụ thể chưa được tháo gỡ.
Chẳng hạn như về giải phóng mặt bằng thủ tục kéo dài có dự án 15 năm chưa xong giải phóng mặt bằng. Về thủ tục đầu tư, có dự án phải xin trên 30 con dấu. Điều này bào mòn sức khoẻ của doanh nghiệp và khiến các đối tác nước ngoài e dè thủ tục đầu tư ở Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp đều đang rất mong mỏi các khía cạnh về pháp lý sẽ được khơi thông trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh nêu khó khăn vì pháp lý các dự án bất động sản đang triển khai kéo dài. Vì vậy, mong muốn các ngân hàng đơn giản hóa các điều kiện cho vay các dự án, đồng thời kéo dài thời gian cho vay hơn so với bình thường để doanh nghiệp có thêm thời gian xoay sở trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng
Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc MB cho biết, về thủ tục thẩm định cho vay, thị trường bất động sản khó khăn pháp lý, ngân hàng bắt buộc phải thẩm định kỹ thủ tục vì rủi ro, ngân hàng phải làm chặt chẽ hơn, do đó thời gian có thể kéo dài hơn.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần phối hợp với ngân hàng cùng tháo gỡ, cung cấp đầy đủ hồ sơ. Nguyên tắc doanh nghiệp khi gửi hồ sơ cho ngân hàng đều gửi những thông tin tích cực, còn ngân hàng thì luôn tìm kiếm những gì chưa được phô ra để quản trị rủi ro. Do vậy, hai bên cần hợp tác làm thế nào nhanh nhất có thể.
Theo Tổng Giám đốc MB, không thể yêu cầu trong lúc thị trường rủi ro, ngân hàng nới quy định đi ngược lại với quản trị về rủi ro.
“Ngân hàng cũng chưa có bất kỳ chính sách nào siết chặt thị trường cho vay bất động sản, thậm chí còn mở rộng cho vay khách hàng cá nhân mua. Vướng mắc lớn nhất của người tiêu dùng hiện nay là niềm tin”, ông Ánh nói thêm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho hay, hiện dư nợ bất động sản đang chiếm gần 25% tổng dư nợ của Vietcombank. Ông Tùng cũng chỉ ra một số bất cập của thị trường bất động sản hiện nay.
Thứ nhất, dự án nhà ở xã hội khan hiếm, một số dự án không bán được, nguyên nhân là do đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được quy định quá chặt chẽ, ít đối tượng, các đối tượng thỏa mãn điều kiện lại khó chứng minh khả năng trả nợ khi vay vốn ngân hàng.
Thứ hai, cơ cấu thị bất động sản chưa cân đối, thiếu phân khúc nhà ở có giá cả phù hợp với thu nhập người dân. Từ đầu năm đến nay, lãi vay đã giảm 2,5% nhưng giá nhà không giảm, thậm chí còn tăng.
Thứ ba, người mua nhà còn có tâm lý chờ đợi giá xuống hoặc chưa có điều kiện mua nhà, từ đầu năm đến nay lượng gửi vẫn chảy vào ngân hàng bất chấp lãi suất thấp. Trong khi đó, dư nợ vay mua nhà lại liên tục sụt giảm.
Về ý kiến lãi suất cho vay một số ngân hàng còn cao, ông Tùng cho hay, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấu nguồn vốn giá cao thì phải cho vay lãi suất cao.
Bên cạnh đó, các ngân hàng có nợ xấu cao, phải trích lập dự phòng lớn thì giá vốn cũng bị đẩy lên cao, dẫn tới lãi suất cho vay cao.
Ông Tùng khuyến nghị, các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực tài chính, thực hiện đúng cam kết với người mua nhà, tập trung vào phân khúc nhu cầu thực… thì mới tạo niềm tin được với các ngân hàng.
Nguồn tin: cafeland.vn
Thủ tục bào mòn sức khỏe của doanh nghiệp
Tại hội nghị trực tuyến về việc triển khai công điện của Thủ tướng Chính phủ để gỡ khó cho thị trường bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay thị trường bất động sản vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như: Hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ còn hạn chế.
Trong khi đó, nhu cầu của thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh. Về phía doanh nghiệp, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như: vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà…
Đại diện Công ty CP Đầu tư BĐS Toàn cầu (GP.INVEST), ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch GP.INVEST cho biết, vướng mắc của doanh nghiệp hơn 70% là về thủ tục pháp lý. Nhiều vướng mắc rất cụ thể chưa được tháo gỡ.
Chẳng hạn như về giải phóng mặt bằng thủ tục kéo dài có dự án 15 năm chưa xong giải phóng mặt bằng. Về thủ tục đầu tư, có dự án phải xin trên 30 con dấu. Điều này bào mòn sức khoẻ của doanh nghiệp và khiến các đối tác nước ngoài e dè thủ tục đầu tư ở Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp đều đang rất mong mỏi các khía cạnh về pháp lý sẽ được khơi thông trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh nêu khó khăn vì pháp lý các dự án bất động sản đang triển khai kéo dài. Vì vậy, mong muốn các ngân hàng đơn giản hóa các điều kiện cho vay các dự án, đồng thời kéo dài thời gian cho vay hơn so với bình thường để doanh nghiệp có thêm thời gian xoay sở trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng
Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc MB cho biết, về thủ tục thẩm định cho vay, thị trường bất động sản khó khăn pháp lý, ngân hàng bắt buộc phải thẩm định kỹ thủ tục vì rủi ro, ngân hàng phải làm chặt chẽ hơn, do đó thời gian có thể kéo dài hơn.
Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần phối hợp với ngân hàng cùng tháo gỡ, cung cấp đầy đủ hồ sơ. Nguyên tắc doanh nghiệp khi gửi hồ sơ cho ngân hàng đều gửi những thông tin tích cực, còn ngân hàng thì luôn tìm kiếm những gì chưa được phô ra để quản trị rủi ro. Do vậy, hai bên cần hợp tác làm thế nào nhanh nhất có thể.
Theo Tổng Giám đốc MB, không thể yêu cầu trong lúc thị trường rủi ro, ngân hàng nới quy định đi ngược lại với quản trị về rủi ro.
“Ngân hàng cũng chưa có bất kỳ chính sách nào siết chặt thị trường cho vay bất động sản, thậm chí còn mở rộng cho vay khách hàng cá nhân mua. Vướng mắc lớn nhất của người tiêu dùng hiện nay là niềm tin”, ông Ánh nói thêm.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Vietcombank cho hay, hiện dư nợ bất động sản đang chiếm gần 25% tổng dư nợ của Vietcombank. Ông Tùng cũng chỉ ra một số bất cập của thị trường bất động sản hiện nay.
Thứ nhất, dự án nhà ở xã hội khan hiếm, một số dự án không bán được, nguyên nhân là do đối tượng mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân được quy định quá chặt chẽ, ít đối tượng, các đối tượng thỏa mãn điều kiện lại khó chứng minh khả năng trả nợ khi vay vốn ngân hàng.
Thứ hai, cơ cấu thị bất động sản chưa cân đối, thiếu phân khúc nhà ở có giá cả phù hợp với thu nhập người dân. Từ đầu năm đến nay, lãi vay đã giảm 2,5% nhưng giá nhà không giảm, thậm chí còn tăng.
Thứ ba, người mua nhà còn có tâm lý chờ đợi giá xuống hoặc chưa có điều kiện mua nhà, từ đầu năm đến nay lượng gửi vẫn chảy vào ngân hàng bất chấp lãi suất thấp. Trong khi đó, dư nợ vay mua nhà lại liên tục sụt giảm.
Về ý kiến lãi suất cho vay một số ngân hàng còn cao, ông Tùng cho hay, lãi vay phụ thuộc vào năng lực tài chính mỗi ngân hàng. Tinh thần chung các ngân hàng đều giảm lãi suất cho vay, song việc giảm đến đâu còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng, nếu cơ cấu nguồn vốn giá cao thì phải cho vay lãi suất cao.
Bên cạnh đó, các ngân hàng có nợ xấu cao, phải trích lập dự phòng lớn thì giá vốn cũng bị đẩy lên cao, dẫn tới lãi suất cho vay cao.
Ông Tùng khuyến nghị, các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực tài chính, thực hiện đúng cam kết với người mua nhà, tập trung vào phân khúc nhu cầu thực… thì mới tạo niềm tin được với các ngân hàng.
Nguồn tin: cafeland.vn