Admin
2023-09-18T21:17:55-04:00
2023-09-18T21:17:55-04:00
https://atagroupvn.com/news/tin-tuc/quy-hoach-2021-2030-chuyen-tiem-nang-tinh-tay-ninh-thanh-dong-luc-phat-trien-220.html
https://atagroupvn.com/uploads/news/2023_09/5923_thu_truong.jpg
ATA Group - Là tổ chức phát triển bất động sản uy tín tại Việt Nam
https://atagroupvn.com/uploads/logo.png
Quy hoạch 2021-2030: Chuyển tiềm năng tỉnh Tây Ninh thành động lực phát triển
- ATA Marcom
- Thứ hai - 18/09/2023 21:13
Những động lực này nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra “Đến năm 2030, Tây Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và là địa điểm có môi trường sống tốt bậc nhất khu vực, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu để trở thành điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc”.
Chiều 21/4, Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đã tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chủ trì Hội nghị.
Vẫn còn nhiều điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh
Tây Ninh là tỉnh biên giới, với 03 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam, 03 cửa khẩu quốc gia Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ khác; là đầu mối giao thương quan trọng kết nối Việt Nam với các nước ASEAN trong vùng Mekong mở rộng, các hành lang kinh tế quốc tế nhờ tuyến đường Xuyên Á. Mặt khác, Tây Ninh còn là địa phương có nhiều tiềm năng, cơ hội và lợi thế để đón bắt làn sóng đầu tư dịch chuyển từ Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh Đông Nam Bộ để phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Trong thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên các vấn đề, điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn tồn tại như quy mô GRDP của tỉnh Tây Ninh còn nhỏ so với vùng Đông Nam Bộ (chỉ cao hơn tỉnh Bình Phước); tình trạng liên kết giữa khu vực nông nghiệp và sản xuất công nghiệp chưa cao; môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn đối với doanh nghiệp; nguồn nhân lực của tỉnh mới đáp ứng nhu cầu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội ở trình độ trung bình...
“Tất các các vấn đề, điểm nghẽn đó cần được nhận diện và tập trung xử lý trong quy hoạch tỉnh lần này”, Thứ trưởng nêu vấn đề.
"Tỉnh xác định đã đến lúc không thể đi theo tốc độ bình thường mà phải có thay đổi tư duy đột phá"
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, công tác quy hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
“Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp; do vậy, quy hoạch cần thể hiện theo cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam với tư duy mang tính đột phá, táo bạo, tầm nhìn mang tính chiến lược”, Thứ trưởng nêu yêu cầu.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh được lập trong bối cảnh có những thuận lợi nhất định: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Đại hội đảng lần thứ XIII của Đảng thông qua, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua và 08 Quy hoạch ngành quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đặc biệt là sáng ngày 20/4/2023, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia; Hội nghị đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng quy hoạch trên phạm vi toàn quốc; tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao các Bộ, ngành và địa phương cần tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành công tác quy hoạch.
Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, qua hơn hai năm triển khai xây dựng Quy hoạch, Tỉnh đã nỗ lực xây dựng với tư duy đổi mới, quyết tâm lớn là khai thác tối đa tiềm năng lợi thế, không chỉ vì mục tiêu phát triển của Tỉnh mà còn góp phần thúc đẩy vào sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ. Quy hoạch thể hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn, tạo sự đột phá.
“Với tư duy không phải cho 1 nhiệm kỳ mà cho giai đoạn dài hạn, đã đến lúc có khát vọng và tỉnh đã quyết định chọn mục tiêu tăng trưởng cao. Tỉnh Tây Ninh xác định đã đến lúc không thể phát triển theo tốc độ bình thường mà phải có thay đổi tư duy đột phá, trong đó phải nhận diện tiềm năng, lợi thế ở góc độ của tỉnh nhưng mang tầm của quốc gia, khu vực và góc độ địa phương. Từ đó đề ra giả pháp mang tính liên kết vùng vì lợi ích chung, vượt qua ranh giới là tư duy địa phương, cục bộ địa phương; góp phần phát triển cho vùng và cho quốc gia”, ông Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh đưa ra quan điểm phát triển là tận dụng ưu thế địa phương để chuyển thành động lực tăng trưởng và phát triển cho Tỉnh và cả vùng thông qua việc tham gia chuỗi giá trị và cụm ngành của khu vực. Theo đó, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp và dịch vụ du lịch là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng và cả nước.
Nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu suất và lợi nhuận thông qua cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa và số hóa và kinh tế tuần hoàn. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy, trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đến năm 2030, Tây Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và là địa điểm có môi trường sống tốt bậc nhất khu vực, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu để trở thành điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc. Đến năm 2050, Tây Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao, có thương mại và du lịch phát triển và là cửa ngõ thương mại quốc tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chọn kịch bản tăng trưởng rất cao để có sự đột phá
Dựa trên việc phân tích thực trạng phát triển và các yếu tố từ bối cảnh trong nước và quốc tế, cũng như tính khả thi về đáp ứng về nguồn lực của mỗi kịch bản..., Tỉnh lựa chọn kịch bản tăng trưởng rất cao để có sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một động lực quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Kịch bản này được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài rất thuận lợi, cùng với quyết tâm chính trị cao trong đổi mới và phát triển tỉnh Tây Ninh.
Về cơ cấu kinh tế đến năm 2030, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp 7,8%, công nghiệp - xây dựng 69,2%, dịch vụ chiếm 16%; GRDP bình quân đầu người 340 triệu đồng/năm; tỷ lệ đô thị hoá từ 55% trở lên, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 100% các huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo dự thảo Quy hoạch, tổ chức không gian các hoạt động kinh tế được xác định theo 3 vùng kinh tế - 4 trục động lực. 3 vùng kinh tế gồm: vùng 1 là vùng phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ có tính lan toả và vùng nông nghiệp công nghệ cao; vùng 2 là vùng trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch, lấy dịch vụ làm chủ đạo, tiếp đến là công nghiệp hỗ trợ và chế biến, nông nghiệp công nghệ cao; vùng 3 là vùng phát triển nông nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ hướng an sinh xã hội và du lịch sinh thái.
4 trục động lực bao gồm, trục số 1: hành lang phát triển Bắc Nam chính của tỉnh Tây Ninh, gắn với cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và Quốc lộ 22, 22B; trục số 2: hành lang kết nối vùng với Bình Dương và Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng phía Nam; trục số 3: hành lang trung chuyển hàng hoá giữa khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đi Campuchia, kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Tây Nguyên; trục số 4: hành lang kết nối vùng với Bình Dương và Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng trung tâm và trục 4+1: hành lang hỗ trợ an ninh quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.
Kinh tế Tây Ninh tăng trưởng nhanh và bứt phá trong giai đoạn 2026 - 2030 với các điều kiện: Hệ thống kết nối giao thông hạ tầng kết nối liên vùng được hoàn thiện sớm, với cao tốc TP.HCM - Mộc Bài được hoàn thiện trước 2025 và cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1) hoàn thiện trước năm 2030. Ngoài ra, các cảng và trung tâm logistics bao gồm cảng Mộc Bài, cảng Hưng Thuận được đưa vào hoạt động sớm sẽ thúc đẩy luồng giao thông hàng hóa, giúp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và giao thương với các tỉnh bên ngoài và thị trường quốc tế. Hệ thống giao thông, hạ tầng thương mại thông suốt và có tính kết nối cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, giúp thu hút đầu tư và tạo thêm việc làm cho Tỉnh.
Thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, đặc biệt là đầu tư vào các khu công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Tỉnh thường xuyên đẩy mạnh việc khảo sát thị trường/doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư, và tạo cơ chế chính sách thuận lợi để hấp thụ nguồn vốn.
Ngoài ra, với việc hình thành các tuyến đường kết nối liên vùng, đặc biệt là cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào cuối giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trong giai đoạn sau năm 2025, hưởng sự lan tỏa công nghiệp từ khu vực Gò Dầu và Trảng Bàng, qua đó góp phần quan trọng vào việc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2026 - 2030.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Tỉnh và sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, thành phố trên địa bàn Tỉnh trong quá trình lập và hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh.
"Quy hoạch đã thể hiện được sự khát vọng vươn lên của Tỉnh trong việc định hướng, bố trí không gian nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội", Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá.
Một số nội dung cần lưu ý trong dự thảo quy hoạch
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua Quy hoạch và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tỉnh Tây Ninh với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện.
Để sớm hoàn thiện nội dung quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thứ trưởng yêu cầu UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch nghiêm túc tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch theo ý kiến tham gia thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ, ý kiến các chuyên gia phản biện, ý kiến của các cơ quan tại Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và kết luận của Hội đồng thẩm định tại Báo cáo thẩm định.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý một số nội dung cần lưu ý trong bản quy hoạch.
Một là, về kịch bản tăng trưởng, Tây Ninh lựa chọn kịch bản 14,4% trong cả thời kỳ 2021-2030 (trong đó tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2025 đạt 7,5%/năm, giai đoạn 2026-2030 đạt 21,7%/năm).
Đánh giá kịch bản này thể hiện quyết tâm bứt phá của tỉnh, song, Thứ trưởng cũng lưu ý về về tính khả thi của kịch bản được lựa chọn.
Về vấn đề này, TS. Dương Đình Giám đề nghị làm rõ nguyên nhân của sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế trong năm 2015; làm rõ nguyên nhân trong việc giảm tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GRDP; rà soát để đảm bảo tính tương thích và phù hợp giữa mức đầu tư cho một lao động của ngành nông nghiệp và năng suất lao động của ngành.
PGS, TS. Trần Đình Thiên thì cho rằng, cần làm rõ tác động của quy mô kinh tế nhỏ của tỉnh ảnh hưởng đến việc chủ động nguồn lực; làm rõ nguyên nhân dẫn tới ICOR của tỉnh Tây Ninh cao hơn hầu hết các tỉnh Đông Nam Bộ; lý do tỉnh Tây Ninh cơ bản vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn; nguyên nhân của hiện tượng “xuất cư đô thị”.
TS Trần Đình Thiên cũng đề nghị, cần làm rõ mối quan hệ giữa xu thế dân số tăng trưởng rất chậm, mức di cư “thuần âm” với tuyến cấu trúc công nghiệp hóa - đô thị hóa; xác định hệ lụy sâu sắc của xu thế dân số giảm đến triển vọng đô thị hóa, phát triển công nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cân nhắc về tính khả thi của mục tiêu “Đến năm 2030, Tây Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và là địa điểm có môi trường sống tốt bậc nhất khu vực, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu để trở thành điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc.”.
Còn Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị lựa chọn kịch bản phát triển số 2 (tăng trưởng cao) với mức tăng trưởng chuyển biến tích cực, định hướng phát triển đồng thời công nghiệp và dịch vụ thay vì lựa chọn kịch bản phát triển số 3 (tăng trưởng rất cao) như báo cáo quy hoạch.
Hai là, về phương án phát triển hệ thống đô thị, Thứ trưởng đề nghị các đồng chí là thành viên Hội đồng thẩm định cho ý kiến về đề xuất của tỉnh trong việc phát triển 07 đô thị mới loại V gồm: Chà Là, Phước Tân, Thái Bình, Thanh Điền, Tân Hưng, Tân Lập, Mỏ Công có phù hợp với định hướng phát triển đô thị quốc gia, phù hợp với thực tiễn và khả năng cân đối nguồn lực hay không.
Ba là, phương án phát triển khu công nghiệp. Theo đó, dự án khu công nghiệp Đại An Sài Gòn trong khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (300 ha) đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ năm 2016 nhưng không có trong phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp của tỉnh thời kỳ 2021-2030.
Thứ trưởng đề nghị, làm rõ có phương án phát triển khu công nghiệp Đại An Sài Gòn trong thời kỳ quy hoạch hay không; trường hợp đưa phần diện tích này ra khỏi quy hoạch khu công nghiệp thì đề nghị tỉnh làm việc với nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư./.
Nguồn tin: kinhtevadubao.vn
Chiều 21/4, Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đã tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định, Thứ trưởng Trần Quốc Phương chủ trì Hội nghị.
Vẫn còn nhiều điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh
Tây Ninh là tỉnh biên giới, với 03 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam, 03 cửa khẩu quốc gia Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ khác; là đầu mối giao thương quan trọng kết nối Việt Nam với các nước ASEAN trong vùng Mekong mở rộng, các hành lang kinh tế quốc tế nhờ tuyến đường Xuyên Á. Mặt khác, Tây Ninh còn là địa phương có nhiều tiềm năng, cơ hội và lợi thế để đón bắt làn sóng đầu tư dịch chuyển từ Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh Đông Nam Bộ để phát triển công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Trong thời gian qua, tỉnh Tây Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên các vấn đề, điểm nghẽn lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh vẫn còn tồn tại như quy mô GRDP của tỉnh Tây Ninh còn nhỏ so với vùng Đông Nam Bộ (chỉ cao hơn tỉnh Bình Phước); tình trạng liên kết giữa khu vực nông nghiệp và sản xuất công nghiệp chưa cao; môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn đối với doanh nghiệp; nguồn nhân lực của tỉnh mới đáp ứng nhu cầu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội ở trình độ trung bình...
“Tất các các vấn đề, điểm nghẽn đó cần được nhận diện và tập trung xử lý trong quy hoạch tỉnh lần này”, Thứ trưởng nêu vấn đề.
"Tỉnh xác định đã đến lúc không thể đi theo tốc độ bình thường mà phải có thay đổi tư duy đột phá"
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Trần Quốc Phương khẳng định, công tác quy hoạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.
“Trong những năm tới, tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp; do vậy, quy hoạch cần thể hiện theo cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam với tư duy mang tính đột phá, táo bạo, tầm nhìn mang tính chiến lược”, Thứ trưởng nêu yêu cầu.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh được lập trong bối cảnh có những thuận lợi nhất định: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Đại hội đảng lần thứ XIII của Đảng thông qua, Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội thông qua và 08 Quy hoạch ngành quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đặc biệt là sáng ngày 20/4/2023, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia; Hội nghị đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng quy hoạch trên phạm vi toàn quốc; tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và giao các Bộ, ngành và địa phương cần tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành công tác quy hoạch.
Cũng tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, qua hơn hai năm triển khai xây dựng Quy hoạch, Tỉnh đã nỗ lực xây dựng với tư duy đổi mới, quyết tâm lớn là khai thác tối đa tiềm năng lợi thế, không chỉ vì mục tiêu phát triển của Tỉnh mà còn góp phần thúc đẩy vào sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ. Quy hoạch thể hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn, tạo sự đột phá.
“Với tư duy không phải cho 1 nhiệm kỳ mà cho giai đoạn dài hạn, đã đến lúc có khát vọng và tỉnh đã quyết định chọn mục tiêu tăng trưởng cao. Tỉnh Tây Ninh xác định đã đến lúc không thể phát triển theo tốc độ bình thường mà phải có thay đổi tư duy đột phá, trong đó phải nhận diện tiềm năng, lợi thế ở góc độ của tỉnh nhưng mang tầm của quốc gia, khu vực và góc độ địa phương. Từ đó đề ra giả pháp mang tính liên kết vùng vì lợi ích chung, vượt qua ranh giới là tư duy địa phương, cục bộ địa phương; góp phần phát triển cho vùng và cho quốc gia”, ông Nguyễn Thanh Ngọc nhấn mạnh.
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh đưa ra quan điểm phát triển là tận dụng ưu thế địa phương để chuyển thành động lực tăng trưởng và phát triển cho Tỉnh và cả vùng thông qua việc tham gia chuỗi giá trị và cụm ngành của khu vực. Theo đó, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp và dịch vụ du lịch là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng và cả nước.
Nông nghiệp phát triển ổn định, theo hướng an toàn, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu suất và lợi nhuận thông qua cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa và số hóa và kinh tế tuần hoàn. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, kinh tế tri thức được phát huy, trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện thuộc nhóm tiên tiến của cả nước; đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của nhân dân được nâng lên; mở rộng hợp tác, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững chắc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đến năm 2030, Tây Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và là địa điểm có môi trường sống tốt bậc nhất khu vực, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu để trở thành điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc. Đến năm 2050, Tây Ninh trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao, có thương mại và du lịch phát triển và là cửa ngõ thương mại quốc tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chọn kịch bản tăng trưởng rất cao để có sự đột phá
Dựa trên việc phân tích thực trạng phát triển và các yếu tố từ bối cảnh trong nước và quốc tế, cũng như tính khả thi về đáp ứng về nguồn lực của mỗi kịch bản..., Tỉnh lựa chọn kịch bản tăng trưởng rất cao để có sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, trở thành một động lực quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Kịch bản này được xây dựng dựa trên cơ sở các yếu tố tác động bên trong và bên ngoài rất thuận lợi, cùng với quyết tâm chính trị cao trong đổi mới và phát triển tỉnh Tây Ninh.
Về cơ cấu kinh tế đến năm 2030, tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp 7,8%, công nghiệp - xây dựng 69,2%, dịch vụ chiếm 16%; GRDP bình quân đầu người 340 triệu đồng/năm; tỷ lệ đô thị hoá từ 55% trở lên, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 100% các huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo dự thảo Quy hoạch, tổ chức không gian các hoạt động kinh tế được xác định theo 3 vùng kinh tế - 4 trục động lực. 3 vùng kinh tế gồm: vùng 1 là vùng phát triển công nghiệp, đô thị dịch vụ có tính lan toả và vùng nông nghiệp công nghệ cao; vùng 2 là vùng trung tâm hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch, lấy dịch vụ làm chủ đạo, tiếp đến là công nghiệp hỗ trợ và chế biến, nông nghiệp công nghệ cao; vùng 3 là vùng phát triển nông nghiệp, từng bước phát triển dịch vụ hướng an sinh xã hội và du lịch sinh thái.
4 trục động lực bao gồm, trục số 1: hành lang phát triển Bắc Nam chính của tỉnh Tây Ninh, gắn với cao tốc Gò Dầu - Xa Mát và Quốc lộ 22, 22B; trục số 2: hành lang kết nối vùng với Bình Dương và Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng phía Nam; trục số 3: hành lang trung chuyển hàng hoá giữa khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đi Campuchia, kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Tây Nguyên; trục số 4: hành lang kết nối vùng với Bình Dương và Campuchia theo hướng Đông Tây cho vùng trung tâm và trục 4+1: hành lang hỗ trợ an ninh quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội.
Kinh tế Tây Ninh tăng trưởng nhanh và bứt phá trong giai đoạn 2026 - 2030 với các điều kiện: Hệ thống kết nối giao thông hạ tầng kết nối liên vùng được hoàn thiện sớm, với cao tốc TP.HCM - Mộc Bài được hoàn thiện trước 2025 và cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1) hoàn thiện trước năm 2030. Ngoài ra, các cảng và trung tâm logistics bao gồm cảng Mộc Bài, cảng Hưng Thuận được đưa vào hoạt động sớm sẽ thúc đẩy luồng giao thông hàng hóa, giúp đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và giao thương với các tỉnh bên ngoài và thị trường quốc tế. Hệ thống giao thông, hạ tầng thương mại thông suốt và có tính kết nối cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, giúp thu hút đầu tư và tạo thêm việc làm cho Tỉnh.
Thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ, đặc biệt là đầu tư vào các khu công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Tỉnh thường xuyên đẩy mạnh việc khảo sát thị trường/doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của nhà đầu tư, và tạo cơ chế chính sách thuận lợi để hấp thụ nguồn vốn.
Ngoài ra, với việc hình thành các tuyến đường kết nối liên vùng, đặc biệt là cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào cuối giai đoạn 2021 - 2025 sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài trong giai đoạn sau năm 2025, hưởng sự lan tỏa công nghiệp từ khu vực Gò Dầu và Trảng Bàng, qua đó góp phần quan trọng vào việc đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2026 - 2030.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Tỉnh và sự phối hợp có hiệu quả giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, thành phố trên địa bàn Tỉnh trong quá trình lập và hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh.
"Quy hoạch đã thể hiện được sự khát vọng vươn lên của Tỉnh trong việc định hướng, bố trí không gian nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội", Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá.
Một số nội dung cần lưu ý trong dự thảo quy hoạch
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Hội đồng thẩm định nhất trí thông qua Quy hoạch và Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch tỉnh Tây Ninh với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện.
Để sớm hoàn thiện nội dung quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thứ trưởng yêu cầu UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo cơ quan lập quy hoạch nghiêm túc tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch theo ý kiến tham gia thẩm định của các bộ, cơ quan ngang bộ, ý kiến các chuyên gia phản biện, ý kiến của các cơ quan tại Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và kết luận của Hội đồng thẩm định tại Báo cáo thẩm định.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý một số nội dung cần lưu ý trong bản quy hoạch.
Một là, về kịch bản tăng trưởng, Tây Ninh lựa chọn kịch bản 14,4% trong cả thời kỳ 2021-2030 (trong đó tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2025 đạt 7,5%/năm, giai đoạn 2026-2030 đạt 21,7%/năm).
Đánh giá kịch bản này thể hiện quyết tâm bứt phá của tỉnh, song, Thứ trưởng cũng lưu ý về về tính khả thi của kịch bản được lựa chọn.
Về vấn đề này, TS. Dương Đình Giám đề nghị làm rõ nguyên nhân của sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế trong năm 2015; làm rõ nguyên nhân trong việc giảm tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GRDP; rà soát để đảm bảo tính tương thích và phù hợp giữa mức đầu tư cho một lao động của ngành nông nghiệp và năng suất lao động của ngành.
PGS, TS. Trần Đình Thiên thì cho rằng, cần làm rõ tác động của quy mô kinh tế nhỏ của tỉnh ảnh hưởng đến việc chủ động nguồn lực; làm rõ nguyên nhân dẫn tới ICOR của tỉnh Tây Ninh cao hơn hầu hết các tỉnh Đông Nam Bộ; lý do tỉnh Tây Ninh cơ bản vẫn chưa thu hút được các nhà đầu tư lớn; nguyên nhân của hiện tượng “xuất cư đô thị”.
TS Trần Đình Thiên cũng đề nghị, cần làm rõ mối quan hệ giữa xu thế dân số tăng trưởng rất chậm, mức di cư “thuần âm” với tuyến cấu trúc công nghiệp hóa - đô thị hóa; xác định hệ lụy sâu sắc của xu thế dân số giảm đến triển vọng đô thị hóa, phát triển công nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị cân nhắc về tính khả thi của mục tiêu “Đến năm 2030, Tây Ninh trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và là địa điểm có môi trường sống tốt bậc nhất khu vực, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu để trở thành điểm đến hấp dẫn để sinh sống và làm việc.”.
Còn Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị lựa chọn kịch bản phát triển số 2 (tăng trưởng cao) với mức tăng trưởng chuyển biến tích cực, định hướng phát triển đồng thời công nghiệp và dịch vụ thay vì lựa chọn kịch bản phát triển số 3 (tăng trưởng rất cao) như báo cáo quy hoạch.
Hai là, về phương án phát triển hệ thống đô thị, Thứ trưởng đề nghị các đồng chí là thành viên Hội đồng thẩm định cho ý kiến về đề xuất của tỉnh trong việc phát triển 07 đô thị mới loại V gồm: Chà Là, Phước Tân, Thái Bình, Thanh Điền, Tân Hưng, Tân Lập, Mỏ Công có phù hợp với định hướng phát triển đô thị quốc gia, phù hợp với thực tiễn và khả năng cân đối nguồn lực hay không.
Ba là, phương án phát triển khu công nghiệp. Theo đó, dự án khu công nghiệp Đại An Sài Gòn trong khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (300 ha) đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư từ năm 2016 nhưng không có trong phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp của tỉnh thời kỳ 2021-2030.
Thứ trưởng đề nghị, làm rõ có phương án phát triển khu công nghiệp Đại An Sài Gòn trong thời kỳ quy hoạch hay không; trường hợp đưa phần diện tích này ra khỏi quy hoạch khu công nghiệp thì đề nghị tỉnh làm việc với nhà đầu tư, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư./.
Nguồn tin: kinhtevadubao.vn