Admin
2021-07-28T05:47:48-04:00
2021-07-28T05:47:48-04:00
https://atagroupvn.com/news/phap-ly/dat-coc-mua-nha-va-nhung-dieu-can-biet-46.html
https://atagroupvn.com/uploads/news/2021_07/dat-coc.jpg
ATA Group - Là tổ chức phát triển bất động sản uy tín tại Việt Nam
https://atagroupvn.com/uploads/logo.png
Đặt cọc mua nhà và những điều cần biết
- ATA Marcom
- Thứ hai - 17/08/2020 05:46
Cùng với xu thế chung của bất động sản đặt cọc mua nhà dự án chẳng còn quá xa lạ với khách hàng. Khách hàng hiểu nó như một lẽ dĩ nhiên, một trong các thủ tục để sở hữu căn hộ mình muốn. Tuy nhiên, đặt cọc ở đây được hiểu như thế nào? Quy định của pháp luật ra sao? Làm sao để bảo đảm quyền lợi của mình và giảm thiểu các rủi ro thì bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc đó.
1. Đặt cọc là gì?
Đặt cọc là một trong các biện pháp đảm bảo được quy định tại khoản 1 điều 318 bộ luật dân sự. Đặt cọc là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Như vậy chúng ta có thể hiểu, hợp đồng mua bán nhà đất về cơ bản là bị chi phối bởi bộ luật dân sự. Và đặt cọc là để đảm bảo rằng hợp đồng mua bán sẽ được thực hiện.
2. Số tiền cọc là bao nhiêu?
Hiện nay, Pháp luật không quy định cụ thể số tiền cọc tuy nhiên khách hàng cần hiểu.
Tiền cọc chỉ mang tính chất thiện chí để đảm bảo thực hiện hợp đồng mua bán.
Số tiền cọc là do hai bên mua, bán tự thỏa thuận và không vượt quá 20% giá trị căn hộ để giảm thiếu rủi ro cho cả hai.
3. Bản chất đặt cọc
Việc đặt cọc một số tiền khi chưa có hợp đồng mua bán làm phát sinh những băn khoăn, lo lắng cho người mua.
Tuy nhiên theo các chuyên gia bất động sản cũng như những người đã từng thực hiện hợp đồng thì đây là điều hết sức bình thường. Điều này không đồng nghĩa với việc chiếm dụng vốn. Bởi khoản tiền này được hai bên ký một hợp đồng trong đó có những điều khoản quy định rất cụ thể, khách hàng và chủ đầu tư đều đồng ý với những điều khoản đó và đã ký kết với nhau nên không đáng lo ngại.
4. Giao dịch đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:
Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự
Người tham gia giao dịch bị lừa dối, cưỡng ép
Tài sản đặt cọc là loại tài sản pháp luật cấm lưu thông
Nội dung giao dịch trái quy định của pháp luật
Giao dịch đặt cọc không lập thành văn bản theo quy định.
5. Những rủi ro từ đặt tiền cọc.
Trong luật dân sự về tiền cọc có nếu rõ. Để đảm bảo hợp đồng được thực hiện thì bên mua sẽ đưa cho bên bán một khoản tiền.
Trong trường hợp bên mua không thực hiện kí kết hợp đồng thì sẽ bị mất cọc.
Ngược lại trong trường hợp bên bán không thực hiện hợp đồng thì phải trả lại cọc cộng thêm tiền phạt bằng đúng với số tiền đặt cọc hoặc hơn nếu hai bên có thỏa thuận.
Bởi chính lí do trên trong một số trường hợp bên bán lợi dụng sơ hở để bên mua không kí kết hợp đồng và chiếm dụng số cọc.
6. Để tránh rủi ro trong quá trình đặt cọc khách hàng cần lưu ý
Không đóng cọc với số tiền quá lớn.
Đặt cọc phải được tiến hành bằng văn bản và có người làm chứng.
Cần chú ý câu chữ trong văn bản, cẩn thận xem xét khi kí và giao cọc. Khách hàng cần tỉnh táo để có quyết định đúng đắn khi giao cọc để có thể nắm bắt được thời cơ, giá tốt mà không gặp phải những rủi ro không đáng có trong quá trình giao kết mua nhà khi mà hợp đồng còn chưa được kí kết.
1. Đặt cọc là gì?
Đặt cọc là một trong các biện pháp đảm bảo được quy định tại khoản 1 điều 318 bộ luật dân sự. Đặt cọc là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai bên, một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Như vậy chúng ta có thể hiểu, hợp đồng mua bán nhà đất về cơ bản là bị chi phối bởi bộ luật dân sự. Và đặt cọc là để đảm bảo rằng hợp đồng mua bán sẽ được thực hiện.
2. Số tiền cọc là bao nhiêu?
Hiện nay, Pháp luật không quy định cụ thể số tiền cọc tuy nhiên khách hàng cần hiểu.
Tiền cọc chỉ mang tính chất thiện chí để đảm bảo thực hiện hợp đồng mua bán.
Số tiền cọc là do hai bên mua, bán tự thỏa thuận và không vượt quá 20% giá trị căn hộ để giảm thiếu rủi ro cho cả hai.
3. Bản chất đặt cọc
Việc đặt cọc một số tiền khi chưa có hợp đồng mua bán làm phát sinh những băn khoăn, lo lắng cho người mua.
Tuy nhiên theo các chuyên gia bất động sản cũng như những người đã từng thực hiện hợp đồng thì đây là điều hết sức bình thường. Điều này không đồng nghĩa với việc chiếm dụng vốn. Bởi khoản tiền này được hai bên ký một hợp đồng trong đó có những điều khoản quy định rất cụ thể, khách hàng và chủ đầu tư đều đồng ý với những điều khoản đó và đã ký kết với nhau nên không đáng lo ngại.
4. Giao dịch đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:
Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự
Người tham gia giao dịch bị lừa dối, cưỡng ép
Tài sản đặt cọc là loại tài sản pháp luật cấm lưu thông
Nội dung giao dịch trái quy định của pháp luật
Giao dịch đặt cọc không lập thành văn bản theo quy định.
5. Những rủi ro từ đặt tiền cọc.
Trong luật dân sự về tiền cọc có nếu rõ. Để đảm bảo hợp đồng được thực hiện thì bên mua sẽ đưa cho bên bán một khoản tiền.
Trong trường hợp bên mua không thực hiện kí kết hợp đồng thì sẽ bị mất cọc.
Ngược lại trong trường hợp bên bán không thực hiện hợp đồng thì phải trả lại cọc cộng thêm tiền phạt bằng đúng với số tiền đặt cọc hoặc hơn nếu hai bên có thỏa thuận.
Bởi chính lí do trên trong một số trường hợp bên bán lợi dụng sơ hở để bên mua không kí kết hợp đồng và chiếm dụng số cọc.
6. Để tránh rủi ro trong quá trình đặt cọc khách hàng cần lưu ý
Không đóng cọc với số tiền quá lớn.
Đặt cọc phải được tiến hành bằng văn bản và có người làm chứng.
Cần chú ý câu chữ trong văn bản, cẩn thận xem xét khi kí và giao cọc. Khách hàng cần tỉnh táo để có quyết định đúng đắn khi giao cọc để có thể nắm bắt được thời cơ, giá tốt mà không gặp phải những rủi ro không đáng có trong quá trình giao kết mua nhà khi mà hợp đồng còn chưa được kí kết.